Ghế sofa là là ghế chúng ta ngồi hàng ngày, tiếp xúc trực tiếp với da nhất là những lúc thư giãn nghỉ ngơi. Ngày qua ngày, nó là nơi chứa rất nhiều loại vi khuẩn không thể nhìn thấy được. nên việc giữ gìn vệ sinh và đảm bảo vệ sinh cho ghế sofa là điều vô cùng quan trọng.
Vệ sinh ghế sofa không đúng nguy hiểm như thế nào?
Vệ sinh ghế sofa tưởng là công việc đơn giản nhưng hoàn toàn không dễ. Nếu không hiểu đúng và biết cách, chắc chắn bạn sẽ không thể vệ sinh sạch sẽ được, ngược lại gây nhiễm bẩn nặng nề hơn, giảm tuổi thọ và thời gian sử dụng sofa, giảm thẩm mỹ trầm trọng.
Sofa có thể hư hỏng nặng nề nếu không được làm sạch đúng cách. Như bạc màu, mất màu, rách hay sứt chỉ.
KHI NÀO CẦN VỆ SINH GHẾ SOFA?
Ghế sofa là sản phẩm sử dụng hàng ngày nên cần vệ sinh hàng ngày. Ngày nào, trước khi ngồi cũng cần vệ sinh.
- Nếu có vết bẩn cần vệ sinh ngay: vết bẩn mới bám, đây là thời điểm vàng vệ sinh sofa vì lúc này vết bẩn cồn chưa ăn vào đệm, vải. Các vết bẩn có thể được lấy đi một cách dễ dàng, không tốn quá nhiều sức cũng như hóa chất , cũng không làm tổn hại nhiều đến sofa.
Khi vết bẩn đã để quá lâu, bám chắc vào thành sofa thì việc vệ sinh sẽ tốn nhiều công sức hơn rất nhiều mà cũng khó trả lại vẻ đẹp mới, hoàn hảo của sofa như lúc đầu. Sofa có thể bị phai màu hoăc không tẩy sạch được hoàn toàn vết bẩn vì vết bẩn bám quá dai.
Dù đó là bất kỳ vết bẩn gì, vết bẩn nhẹ như bám bụi hay các vết bẩn nặng khó giặt như mực, máu cũng cần được xử lý ngay. Nhiều người chủ quan, nghĩ vết bẩn đơn giản như bụi mà không đem xử lý. Đó là
- Vệ sinh ngay khi có cách xử lý vết bẩn: Nếu banj gặp phải vết bẩn cứng đầu, giặt rồi không sạch thì ngay khi tìm ra cách xử lý vết bẩn đó . hãy xử lý ngay khi biết cách làm sạch vết bẩn đó. Càng để lâu, sẽ không có cách nào xử lý nữa.
Vệ sinh định kỳ: Sofa cần được tổng vệ sinh và vệ sinh định kỳ vào cuối mỗi tháng tại nhà.
Lưu ý: Với sofa gỗ, thời gian vệ sinh sofa định kỳ sẽ ngắm hơn, khoảng 3 tuần để đảm bảo sofa không bị bốc mùi
Chú ý:
- Đem ra tiệm vệ sinh kỹ với sofa da, sofa vải 1 năm/ lần, nhà có em bé thì ngắn hơn khoảng 6 tháng/ lần đảm bảo sofa không là nơi chứa vi khuẩn.
- Sofa da thật, da công nghiệp chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng, dùng chồi phẩy bụi hàng này . 3-4 tuần vệ sinh với hóa chất một lần, không nên vệ sinh với hóa chất thường xuyên sẽ làm sofa bị mất màu xuống mã rất nhanh.
Vậy làm thế nào để vệ sinh sofa?
Điều đầu tiên trước khi vệ sinh sofa chúng ta cần làm sạch ghế sofa chính là hiểu về chất liệu sofa mà mình cần làm sạch.
VỆ SINH SOFA DỰA VÀO CHẤT LIỆU
Ghế sofa có nhiều chất liệu khác nhau, mỗi chất liệu có một đặc tính riêng biệt nên cách vệ sinh cũng khác nhau. Không thể áp dụng cách vệ sinh của chất liệu này với chất liệu kia được.
VỆ SINH GHẾ SOFA GỖ
Gỗ là chất liệu dễ vệ sinh nhất của sofa vì không cần đem giặt cầu kỳ và vất vả như sofa vải hay sofa da.
Sofa gỗ khá kỵ nước, hạn chế tưới nước trực tiếp vệ sinh như mọi người thường làm vào dịp cuối năm, Vệ sinh bằng nước nhiều như vậy lâu ngày sofa gỗ sẽ rất dễ hỏng.
Sofa gỗ việc vệ sinh tương đối dễ dàng nên bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh tại nhà mà không cần đem ra tiệm như sofa da hay vải.
Chuẩn bị:
- Xô hoặc Chậu
- Nước sạch
- Hóa chất chuyên dụng, cồn, dấm, rượu hoặc Banking soda
- Máy hút bụi
- Khăn sạch: 2 chiếc một chiếc lau khô, một chiếc lau ướt.
Thực hiện:
Bước 1: Hút bụi: Bước đầu tiên khi xử lý bất kỳ loại sofa nào, không chỉ riêng với sofa gỗ đó là hút bụi. Bụi cần được hút và làm sạch, tránh làm bẩn khăn giai đoạn sau
Nếu không có máy hút bụi, Sử dụng chổ lông phủi sạch bụi cũng như các hạt bụi lớn trên bề mặt.
Bước 2: Pha và chuẩn bị hóa chất: Dùng hóa chất chuyên dụng vệ sinh hoặc pha cồn hoặc dấm với tỉ lệ 25%.
Nếu gặp các vết bẩn khó nên tìm hiểu và chuẩn bị sẵn các loại hóa chất có thể làm sạch các vết bẩn đó
Bước 3: Ghế sofa gỗ thường có 2 phần, để vệ sinh sạch sẽ bạn cần tách riêng 2 phần này ra để vệ sinh cho dễ dàng.
Phần nệm ngồi: Phần nệm ngồi cần tách riêng vỏ đem giặt sạch, nệm ngồi nếu mỏng có thể giặt luôn, nếu quá dày có thể đem phơi nắng hoặc ra tiệm chuyên dụng giặt phần nệm mút này. KHi phơi nắng, những mồ hôi, vi khuẩn dưới cái nắng gắt của mặt trời một phần cũng sẽ giảm bớt.
Khung ghế gỗ: Lấy khăn khô sạch, nhúng vào hóa chất đã chuẩn bị ở bước 2. Từ từ lau sạch toàn bộ bề mặt ghế.
Trong quá trình này ghế có thể ướt và có bọt
Bước 4: Chuẩn bị sẵn chậu nước sạch, dùng khăn sạch khác lau sạch lại các vết hóa chất bọt còn dư trên ghế. Lau lại vài lần cho đến khi sạch hoàn toàn vết bẩn và sạch hóa chất trên bề mặt.
Bước 5: Dù máy thổi sấy khô ghế hoặc mở cửa, bật quạt để ghế khô tự nhiên
VỆ SINH GHẾ SOFA DA
Loại sofa rất dễ vệ sinh nhưng tương đối mỏng manh, yếu ớt, không phải vì nó không bền mà vì nếu vệ sinh không nhẹ nhàng, không đúng cách, loại sofa này có thể dễ dàng bị bong tróc lớp da ( nhất là da công nghiệp) và hỏng
Các vết bẩn trên sofa da và gỗ đều khá dễ làm sạch. Với các vết bẩn thông thường bạn chỉ cần chuẩn bị một số loại hoát chất đơn giản như: Giấm trắng, cồn, rượu trắng hoặc chút bột banking soda nhằm làm sạch vết bẩn.
Xem thêm: https://goxhouse.com/sofa-da
Hình 2: Cách vệ sinh ghế sofa bằng da đúng nhất hiện nay
Pha hoa chất: Tỉ lệ với sofa da 1:1 . đậm đặc hơn so với sofa gỗ.
Các bước vệ sinh tương đối giống sofa gỗ, chỉ các ở bước 3:
Bước 3: Đánh bóng, Thay vì để khô tự nhiên, Khi vệ sinh ghế sofa da còn có thêm công đoạn làm bóng mặt sofa da.
Lưu ý: Ở công đoạn sấy, nếu sofa da công nghiệp không nên sấy ở nhiệt độ quá cao sẽ làm sofa da bị giãn biến dạng, giảm thời gian sử dụng của sofa. Sofa da tự nhiên chịu được nhiệt cao hơn nhưng cũng nên tránh.
VỆ SINH GHẾ SOFA VẢI
Sofa vải tương đối khó làm sạch và khó chiều hơn so với các loại sofa khác. Bạn cần tìm đúng loại hóa chất tẩy chuyên dụng không chỉ với vải mà còn chuyên dụng với loại vết bẩn mà sofa dính phải.
Phải tìm hoát chất chuyên dụng vì sofa vải bám bẩm nhiều hơn, Chất bẩn cũng khó đánh hơn so với sofa gỗ và da.
Vệ sinh hàng ngày với sofa vải khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy chút cồn, rượu hay giấm trắng xịt vào trực tiếp trên sofa
Vệ sinh định kỳ với sofa vải khó khăn hơn, khi tổng vệ sinh sofa vải này lại cần máy móc và quy trình phức tạp hơn rất nhiều
Sofa vải qúa trình làm sạch khó hơn khá nhiều, có 2 cách giặt cho bạn, giặt khô và giặt ẩm. Đa phần sofa vải đều có thể lột bỏ lớp vải bên ngoài để đem giặt riêng. Với loại sofa này nếu thực sự không có kinh nghiệm nên đem ra tiệm giặt vì việc làm sạch và làm khô sofa bông này không thể thực hiện nếu không có máy sấy chuyên dụng.
Hình 3: Vệ sinh ghế sofa vải có nhiều bước khác nhau
Chuẩn bị:
Bước 1: Hút sạch bụi bẩn trên bề mặt bằng máy hút bụi chuyên dụng
Bước 2: Pha hóa chất vào bình xịt xịt trực tiếp lên sofa vải, nhất là các khu vực có vết bẩn nhiều, khó xử lý
Đợi 10-15 phút để hóa chất ngấm vào vải và đệm mút sofa
Bước 3: Dùng máy đánh tay đánh bông bọt và làm sạch các vết bẩn trên sofa. Đây cũng là điểm khác khi giặt sofa vải so với sofa gỗ hay da, vì chỉ có sofa vải vết bẩn ngấm lâu mới cần giặt như giặt bông này.
Bước 4: Dùng máy hút công suất lớn hút sạch hóa chất cũng như vết bẩn trên sofa. Với máy hút công suất lớn bạn sẽ thấy, đi đến đâu sofa vải trắng, sáng đến đó.
Bước 5: Làm khô sofa bằng máy thổi sấy chuyên dụng, phải dùng máy này, không để khô tự nhiên được vì sofa vải để ẩm lâu sẽ rất dễ ẩm, mốc hỏng gây mủn vải.
VỆ SINH SOFA DỰA VÀO VẾT BẨN
Mỗi loại vết bẩn sẽ có cách xử lý khác nhau. Những vết bám bụi thường ngày không nói Nhưng khi gặp phải những vết bẩn đặc thù
- Vết cà phê: Đây là loại vết bẩn đặc thù, hay gặp nhất ở sofa vì khi đón tiếp khách hay dùng cà phê, chỉ cần không cẩn thận đổ ra sofa ngay.
Với sofa gỗ và da thì không quá nghiêm trọng, đa phần bạn chỉ cần lấy khăn ẩm lau nhẹ vết cà phê sẽ sạch ngay.
+ Quan trọng là tốc độ, bạn phải giặt và làm sạch ngay, tránh cà phê ngấm bắt màu vào sofa. Ngay sau khi cà phê bị đổ hãy lấy ngay khăn để thấm cà phê, tránh cà phên ngấm lan ra nhiều.
+ Sau đó dùng ngay banking soda hoặc một ít nước giặt trà lên vết cà phê
+ Để yên trong vài giờ để chất tẩy ngấm vào
- Vết mực:
Vết mực là vết bẩn cứng đầu nhất, cực kỳ khó làm sạch. Khi gặp vết bẩn này bạn cần lấy bột giặt để trên vết bẩn ngấm một lúc tương tự như xử lý cà phê và chỉ khác là sau thời gian đó phải trà đi trà lại nhiều lần chứ không dễ đánh sạch một lần như vết cà phê được.
- Vết dầu mỡ: Đây cũng là vết bẩn thường gặp ở sofa khi mọi người vô tình thưởng thức đồ ăn ở sofa
Làm tương tự như tẩy vết bẩn ở cà phê tuy nhiên bạn cần thay hóa chất là nước rửa bát, nước rửa bát mới ăn bẩn và làm sạch dầu mỡ nhanh nhất.
Còn rất nhiều loại vết bẩn khác, nhưng những loại vết bẩn trên là thường bắt gặp nhất trên sofa. Goxhouse xin giới thiệu bạn cách vệ sinh những vết bẩn trên.
LƯU Ý:
- Dù với bất kỳ loại sofa nào cũng tránh các đồ vệ sinh có cạnh sắc, nhọn làm sạch sofa. Dù sofa được làm từ bất kỳ chất liệu nào thì các vật sắc, nhọn cũng không được sử dụng để vệ sinh.
- Vệ sinh toàn bộ sofa, kể cả chân ghế cũng như gầm ghế, đảm bảo ghế sofa không mạng nhện, không bụi bẩn.
Vệ sinh sofa mọi người thường quan tâm đến đệm ghế, mặt ghế mà quên đi gầm bàn, chân bàn cũng cần được làm sạch. Đây là những nơi các loại côn trùng như kiến, gián, nhện hay trú ngụ. sẽ thành ổ vi khuẩn nếu không được thường xuyên làm sạch.